Thứ tự ngồi : Ngồi trên hay Ngồi dưới
Chào các bạn độc giả, Sekisho đã quay trở lại rồi đây.
Hiện nay, nhu cầu làm việc ở các doanh nghiệp Nhật Bản ngày càng nhiều. Tuy nhiên, tiếng Nhật, chuyên môn thôi chưa hẳn đã có thể quen với môi trường làm việc. Và với một đất nước nhiều lễ nghi, văn hóa như vậy, việc làm quen nền văn hóa cũng rất quan trọng.
Hôm nay, chúng mình sẽ đi tìm hiểu về một quy tắc “ngồi” trong công ty Nhật nhé!
Thứ tự ngồi “tưởng không quan trọng, mà quan trọng không tưởng”.
Đối với một nên văn hóa nêu cao tầm quan trọng của “địa vị” như Nhật Bản, thứ tự ngồi -席順 (se-ki-jun) là một trong những khái niệm cơ bản nhất , không chỉ trong môi trường công sở như phòng họp, phòng đón khách, thang máy mà còn cả những nơi mà bạn không để ý đến như trong xe ô tô, quán nhậu. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nắm bắt “quy luật” để trở nên tính tế hơn trong mắt bạn đồng nghiệp người Nhật.
- Quy luật “càng gần, càng nhỏ, đặc biệt là gần cửa”
- Tùy vào chức vụ, địa vị mà vị trí ngồi đều được mọi người “hiểu ngầm” định sẵn. Lý do đằng sau quy luật này: trong quá khứ, nếu xảy ra chuyện nguy hiểm thì vị trí gần cửa là vị trí an toàn nhất, được hiểu ngầm là vị trí cho người yếu nhất. Và ngược lại, người mạnh nhất là người ngồi ở vị trí trung tâm và xa nhất so với cửa. Nghe thì có vẻ kỳ lạ nhưng quan niệm này tồn tại cho đến bây giờ, len lỏi vào đời sống của người dân Nhật Bản. Dưới đây là một số ví dụ mà bạn có thể áp dụng:
- Phòng 4 người cùng một công ty : Trong một phòng có 4 người cùng một công ty, người có chức vụ cao nhất sẽ ngồi ở vị trí số 1, sau đó sẽ giảm dần đến vị trí số 2, 3 và 4.
Phòng 4 người nhưng trong đó 2 người là khách : Trong trường hợp này, khách hàng ở vị trí cao hơn, bởi vậy người khách giữ chức vụ cao nhất sẽ ngồi ở vị trí số 1. Người của công ty mình giữ chức vụ cao nhất sẽ ngồi ở vị trí số 3
Phòng 5 người cùng một công ty: Trường hợp dưới đây, vị trí trung tâm sẽ là vị trí dành cho người có chức vụ cao nhất và giảm dần giống như trong ảnh
2. Luôn có trường hợp đặc biệt
Một trong số những trường hợp đặc biệt phổ biến nhất chính là vị trí ngồi trong ô tô.
Nếu theo quy luật theo những ví dụ trên, thứ tự người ngồi ngoài cùng là người số 3 chứ không phải là số 2. Tuy nhiên, vị trí phía giữa ở hàng sau trong xe ô tô thường là vị trí có ít không gian và khó chịu. Bởi vậy, sắp xếp vị trí ngồi như trên là hoàn toàn hợp lý.
Đó là những trường hợp phổ biến mà bạn thường xuyên gặp phải khi làm ở trong doanh nghiệp Nhật. Tùy vào từng vùng miền, theo văn hóa công ty, hoặc các trường hợp cụ thể mà cách sắp xếp vị trí ngồi có thể khác nhau, nhưng những trường hợp như vậy thường rất hiếm, mà nếu có gặp phải thì bạn sẽ được thông báo nhắc nhở trước.
Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Sekisho hẹn gặp bạn vào bài viết tiếp theo.