TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM

Theo dòng lịch sử, các bạn có biết mối quan hệ giao thương Nhật – Việt đã bắt đầu từ khi nào không.

Mối quan hệ Việt Nam- Nhật Bản đã bắt đầu từ thế kỷ 16, khi các thương nhân Nhật Bản tới Việt Nam. Sự giao thương trong quá khứ diễn ra phồn thịnh, hình thành nên khu vực phố cổ Hội An như ngày nay. Năm 1973, Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Đến năm 1992, Nhật Bản quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam thông qua vốn ODA. Kể từ đó, các doanh nghiệp Nhật Bản đã nhanh chóng xúc tiến đầu tư và dần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, xã hội của Việt Nam.


Nhật Bản được coi là đối tác chiến lược quan trọng, luôn đứng trong top 3 các đối tác đầu tư FDI lớn vào Việt Nam. Theo Cục đầu tư nước ngoài, năm 2021, các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư 64.2 tỷ đô, xếp thứ hai chỉ sau Hàn Quốc trong danh sách các quốc gia có vốn đầu tư tại Việt Nam. Ngay cả trong giai đoạn đỉnh dịch covid năm 2021, Nhật Bản là quốc gia duy nhất tiếp tục tăng vốn đầu tư vào thị trường Việt Nam.

Theo số liệu của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản, tính đến năm 2021, có khoảng 2.306 doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Trong đó, gần 50% là các doanh nghiệp sản xuất (1.101 doanh nghiệp). Tiếp sau về mặt số lượng là các doanh nghiệp ngành thương mại bán buôn, bán lẻ, ngành xây dựng, ngành dịch vụ.

Tại miền Bắc, các doanh nghiệp Nhật Bản thường tập trung tại các địa điểm sau:
– Các khu công nghiệp, khu chế xuất: Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội), KCN Thăng Long II (Hưng Yên), KCN Thăng Long III (Vĩnh Phúc), KCN Đồng Văn I, II, III, IV tại Hà Nam, KCN Nomura Hải Phòng, KCN Phúc Điền, KCN Tân Trường (Hải Dương),…

– Các tòa nhà văn phòng như V-tower (Ba Đình), ICON 4 (Ba Đình), Conner Stone (Phan Chu Trinh), Indochina (Cầu Giấy)…

Năm 2023 đánh dấu mốc kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam, Nhật Bản. Bên cạnh dấu ấn về kinh tế, sự hiện diện của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp Nhật Bản, mối quan hệ giữa hai quốc gia đã và đang, sẽ phát triển toàn diện hơn nữa trên các khía cạnh.

Nhật Bản hiện tại là nước cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam, góp phần phát triển lĩnh vực giao thông, môi trường, y tế, khai khoáng,…Các dự án, công trình tiêu biểu được xây dựng bằng vốn ODA của Nhật là cầu Nhật Tân, nhà ga T2 sân bay quốc tế Nội Bài, cảng Cái Mép Thị Vải, nhà ga sân bây Tân sơn Nhất, hầm Hải Vân,…

Trong lĩnh vực lao động, Nhật Bản là đối tác lớn thứ 2 của Việt Nam. Số lượng người Việt Nam đang sống tại xứ sở hoa anh đào đang đứng đầu so với các quốc gia khác. Tính đến cuối năm 2022, có 462 384 người Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản, chiếm 25.4% người nước ngoài đang làm việc tại đây. Ngoài ra, có tới 70 cặp địa phương Việt Nam – Nhật Bản đang có thỏa thuận hợp tác.

Hiện tại, tập đoàn Sekisho Việt Nam đang có những hợp tác với trường đại học tại Việt Nam như ký kết thỏa thuận hợp tác, tài trợ cho đội bóng đá của trường đại học Bách Khoa, tài trợ học bổng cho trường đại học Việt Nhật. Sekisho Việt Nam cũng tích cực trong việc kết nối các ứng viên tại Việt Nam với doanh nghiệp tại Nhật Bản, hỗ trợ dự án liên kết của tính Shiga với đại học Bách Khoa Hà Nội.

Sekisho Việt Nam hi vọng bằng những đóng góp, nỗ lực nhỏ của công ty sẽ như chiếc cầu nối nhỏ, góp phần làm thân thiết, khăng khít hơn mối quan hệ hữu hảo của hai quốc gia.