Văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp Nhật – Phương pháp quản lý công việc
Ngày nay, các doanh nghiệp thường gặp phải tình trạng quá tải trong công việc, phân chia công việc không đều, không có đủ thời gian hoàn thành công việc, dẫn đến hiệu suất công việc bị giảm đi đáng kể. Vốn nổi tiếng luôn hết lòng vì công việc, người Nhật luôn giữ ngọn lửa đam mê trong mình bất kể là làm việc gì. Họ tận tâm, tận tuỵ vì công việc và lúc nào cũng cố gắng để hoàn thành tốt trách nhiệm của mình. Để có thể hoàn thành được tốt những công việc đó, chắc hẳn họ phải có những phương pháp quản lý công việc hiệu quả. Hãy cùng Sekisho tìm hiều những phương pháp này nhé.
- Phương pháp quản lý công việc theo quy tắc HORENSO
Hou – Ren – Sou là từ viết tắt của các từ “Houkoku – Báo cáo”, “Renraku – Liên lạc” và “Soudan – Thảo luận”, và được coi là một phần không thể thiếu khi làm việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản. Tại doanh nghiệp Nhật Bản, “Báo cáo”, “Liên lạc” và “Thảo luận” được coi là chất bôi trơn trong mọi công việc. Bất kỳ các công ty hay tổ chức nào của Nhật cũng đều tuân thủ thực hiện phương pháp Horenso. Họ chỉ ra rằng chính Horenso là phương pháp ngăn ngừa rủi ro một cách hệ thống nhất và hiệu quả nhất.
2. Phương pháp Kaizen
Kaizen trong tiếng Nhật có nghĩa là cải tiến. Nói cách khác, kaizen chính là sự tích lũy các cải tiến nhỏ thành kết quả lớn, tập trung vào xác định vấn đề, giải quyết vấn đề và thay đổi để đảm bảo vấn đề sẽ được giải quyết tận gốc. Do đó, tất cả mọi thành viên trong công ty, đoàn thể, xí nghiệp, từ lãnh đạo tới nhân viên đều được khuyến khích đưa ra những đề xuất cải tiến dù là nhỏ nhất. Có thể nói, đây chính là một trong những công cụ hiệu quả để quản lý công việc, mang lại hiệu quả cao.
3. Sử dụng các ứng dụng, phần mềm quản lý công việc.
Trong thời đại công nghệ phát triển, các doanh nghiệp thường có xu hướng sử dụng các phần mềm, ứng dụng, website quản lý công việc nhằm gia tăng hiệu suất cao hơn và rút ngắn thời gian xử lý công việc. Một số các ứng dụng có thể kể đến như Todoits, Microsoft teams, Chat work, Google Calender…
Trên đây là một số phương pháp quản lý công việc trong công ty Nhật. Qua bài viết này, Sekisho tin rằng, chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu được lý do tại sao ở các doanh nghiệp Nhật Bản họ lại quản lý và điều hành tốt công việc của công ty rồi đúng không nào!